Ads 468x60px

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

Hồ Chí Minh - Một Hành Trình - 15/15



“Người là niềm tin tất thắng” và “Hồ Chí Minh – một hành trình” là hai bộ phim tài liệu do Hãng phim Truyền hình TPHCM (TFS) sản xuất nhân kỷ niệm 121 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và tròn 100 năm ngày Người ra đi tìm đường cứu nước. “Người là niềm tin tất thắng” là phim tài liệu ca nhạc. Đạo diễn Cổ Trường Sinh cho biết: “Sau khi thực hiện xong phim “Lời nguyền chiến thắng” (phát sóng 5.2.2011 trên HTV, có nội dung về một số ca khúc cách mạng và dư vị đời sống của các ca khúc ấy qua lời kể của các nhạc sĩ), nhóm làm phim gồm Lê Giang – Lư Nhất Vũ (biên kịch), Cổ Trường Sinh (đạo diễn), Trần Đức Tuấn (viết lời bình) cũng dựa trên bản thảo “Hành khúc giải phóng” (công trình sưu tầm nghiên cứu lịch sử âm nhạc cách mạng VN của vợ chồng nhà thơ – nhạc sĩ Lê Giang – Lư Nhất Vũ), tiếp tục hợp tác thực hiện phim tài liệu ca nhạc “Người là niềm tin tất thắng” gồm 4 tập: “Miền Nam nhớ mãi ơn Người”, “Thành phố mang tên Người”, “Theo lời Bác”, “Bác Hồ một tình yêu bao la”. Mỗi tập phim có 6 bài hát về Bác của 4 nhạc sĩ: Phan Nhân, Xuân Hồng, Trần Kiết Tường, Huy Thục, Chu Minh, Lê Lôi. Tập 1 sẽ được phát sóng vào sáng 19.5. Từ Lũng Cú tới mũi Cà Mau, đoàn làm phim đã đi thực hiện những cảnh quay, lựa ra những cảnh đẹp nhất hòa điệu với những bài ca. Trong phim, ở những nơi Bác từng sống và hoạt động, đoàn làm phim sử dụng một số hình ảnh từ phim tài liệu về Bác, hòa cùng những thước phim thể hiện non sông ta gấm vóc làm nền cho những bài ca. Phim khắc sâu tình cảm đồng bào miền Nam nhớ Bác qua những bài hát của các nhạc sĩ là người miền Nam tập kết như “Nhớ về Pắc Bó” của nhạc sĩ Phan Nhân, “Miền Nam nhớ mãi ơn Người” của nhạc sĩ Lưu Cầu – nhà thơ Trần Nhật Lan, “Cây dừa” của Xuân Hồng, “Người sống mãi trong lòng miền Nam” của Nguyễn Đồng Nai…”. Nhà biên kịch Trần Đức Tuấn cũng là người viết lời bình cho phim “Hồ Chí Minh – một hành trình” (phát sóng đầu tháng 6 tới). Ông cho biết: “Đã từ lâu, HVT, TFS muốn làm một bộ phim lần theo dấu chân Bác trên con đường tìm đường cứu nước, nhưng thực sự đây là một đề tài khó, bởi, việc sưu tầm tài liệu về cuộc đời hoạt động của Bác chưa đầy đủ, ở giai đoạn 1911-1941, trong đó, đặc biệt giai đoạn 1934 – 1938. Đề tài làm phim chính luận, hệ trọng, nên phải cần nhiều thời gian chuẩn bị. Tới năm 2008, TFS đã thực hiện ký sự đường dài “Hành trình theo chân Bác” (91 tậpx10 phút, đã được phát sóng nhiều lần trên các ĐTH 3 năm qua) để hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đặc điểm của ký sự này là diễn tiến phim theo thứ tự thời gian cuộc hành trình của đoàn làm phim. Năm 2010, nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh nhật Bác, những người làm phim TFS đã sắp xếp, cô đặc ký sự trên thành 12 tập phim mang tên “Hồ Chí Minh – một hành trình”, phát sóng trên HTV ngày 19.5. Cuối 2010, đoàn làm phim bổ sung thêm 3 tập vào phim “Hồ Chí Minh – một hành trình”. Kết cấu phim này được sắp xếp theo đúng thời gian, lộ trình con đường Bác ra đi tìm đường cứu nước từ ngày 5.6.1911. Ba tập bổ sung nói về thời gian Bác bị bắt giam ở Quảng Tây, sự ra đời của thi phẩm “Nhật ký trong tù” và thời gian Bác trở về nước hoạt động. Giai đoạn 1934 – 1938 có được đề cập tới trong phim “Hồ Chí Minh – một hành trình” và được đề cập cụ thể, nhiều hơn trong cuốn bút ký “Hành trình theo chân Bác” – sản phẩm hợp tác của TFS và NXB Trẻ, ấn hành vào ngày 5.6 tới”.
“Là người được giao trọng trách viết lời bình cho những phim tài liệu về Bác do TFS làm, với ông, có những thuận lợi và khó khăn gì?” – chúng tôi hỏi. Biên kịch Trần Đức Tuấn trả lời: “Viết về Bác, tôi có nhiều cảm hứng. Cái khó là viết như thế nào để sinh động, hấp dẫn người xem, không theo lối mòn – đó là ca ngợi Bác theo tâm của mình, từ cảm hứng của mình, chứ không theo lời của người khác. Dứt khoát giữ văn phong của mình trong lời bình. Chúng tôi nghĩ, cuộc đời của Bác là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà làm phim và sẽ còn được tiếp tục khai thác…”.

Bộ phim do đài truyền hình HTV9 thực hiện (thuyết minh tiếng Việt). Vì là tư liệu hiếm nên chỉ có chuẩn SD
Phim gồm 15 tập và mỗi tập trung bình 20 phút.

Links 15 tập: 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét